Chuyển đến nội dung chính

THỜI TIẾT THAY ĐỔI LÀ ĐIỀU KIỆN TỐT ĐỂ PHÁT BỆNH VẨY NẾN



Mùa đông đã đi qua hơn một nửa và mọi người đang háo hức chờ đón một mùa xuân mới đến. Nhưng đối với một số người, thời tiết lạnh của mùa đông hay cả cái rét ngọt của mùa xuân là một nỗi sợ, không phải họ không chịu được lạnh hay không… đủ quần áo ấm mà vì bị một chứng bệnh có liên quan đến nhiệt độ thấp: chứng dị ứng do lạnh.
Thế nào là dị ứng do lạnh?

Dị ứng do lạnh là hiện tượng các phản ứng dị ứng của cơ thể xảy ra khi nhiệt độ xuống thấp. Hiện tượng này thường biểu hiện khi nhiệt độ môi trường xuống thấp dưới 4,4oC nhưng cũng có những người bị dị ứng ở nhiệt độ cao hơn. Ngoài ra, gió và độ ẩm cao cũng là những yếu tố góp phần vào việc gây dị ứng khi nhiệt độ xuống thấp.



Bác sĩ Bệnh viện Da liễu Hà Nội đang khám cho một bệnh nhân bị ngứa da do lạnh. 

Nguyên nhân của chứng dị ứng do lạnh đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Có thể da của những người bị chứng bệnh này trở nên nhạy cảm hơn khi nhiệt độ xuống thấp. Dị ứng do lạnh cũng có thể liên quan đến yếu tố di truyền, viêm nhiễm virut hoặc một số các yếu tố bệnh lý khác. Nhiệt độ thấp là một tác nhân kích thích sự giải phóng các chất như histamin gây các phản ứng dị ứng toàn thân hoặc khu trú.

Ai có nguy cơ bị dị ứng do lạnh?

Dị ứng do lạnh có thể xảy ra ở mọi nhóm tuổi và không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Tuy nhiên, người ta thấy ở lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng thì hay bị hơn và các triệu chứng của bệnh thì giảm dần khi trẻ lớn lên. Dị ứng do lạnh cũng gặp ở người sau nhiễm virut, sau viêm phổi do mycoplasma… Người mắc các bệnh mạn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm gan, các bệnh tim phổi mạn tính cũng có nguy cơ cao bị dị ứng khi nhiệt độ xuống thấp. Gần đây, một số nghiên cứu cũng cho thấy chứng dị ứng do lạnh có tính chất gia đình (liên quan đến gen), một gia đình có nhiều người cùng bị bệnh hoặc ở những gia đình có người mắc các bệnh tự miễn cũng dễ dàng bị dị ứng khi lạnh hay có biểu hiện hội chứng giả cúm do thời tiết.

Biểu hiện

Biểu hiện của dị ứng do lạnh bao gồm các triệu chứng như mẩn ngứa, nổi ban đỏ vùng da bị tiếp xúc với không khí lạnh. Ngoài ra, tay, chân bệnh nhân có thể nề đỏ, ngứa nhiều sau khi cầm các đồ vật có nhiệt độ thấp, phù nề môi, lưỡi, thanh môn sau ăn kem, nước đá. Trường hợp bệnh nhân bị phù nề thanh môn có thể gây suy hô hấp cấp và tử vong nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời. Một số trường hợp có biểu hiện toàn thân khi bệnh nhân tắm trong nước lạnh hoặc đi vào vùng thời tiết quá lạnh mà không đủ quần áo ấm. Trong những trường hợp này, các biểu hiện toàn thân có thể có như ngất xỉu, tụt huyết áp, mẩn đỏ hoặc phù quink toàn thân, hết sức nguy hiểm và có thể gây tử vong cho bệnh nhân.

Biểu hiện dị ứng của cơ thể do lạnh thì rất khác nhau ở từng đối tượng cả về mức độ và thời giai. Có bệnh nhân chỉ mẩn ngứa nhẹ do lạnh và triệu chứng hết nhanh trong vòng nửa giờ sau khi thôi tiếp xúc với không khí hoặc vật thể lạnh trong khi người khác thì có phản ứng dữ dội toàn thân và các triệu chứng chỉ mất đi sau nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng.

Điều trị thế nào?

Việc xử trí chứng dị ứng do lạnh phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của triệu chứng. Việc đầu tiên là tách bệnh nhân ra khỏi môi trường hoặc vật thể gây lạnh như đưa bệnh nhân từ ngoài trời lạnh vào nhà, ủ chăn hoặc sưởi ấm. Nhiều khi các triệu chứng giảm hẳn sau khi bệnh nhân không còn bị lạnh. Sau đó, có thể cho bệnh nhân uống nước ấm và sử dụng một số thuốc chống dị ứng như kháng histamin, prednisolon (đường uống hoặc tiêm nếu cần). Trường hợp bệnh nhân có biểu hiện nặng, phải tuân thủ theo các phác đồ cấp cứu như đảm bảo hô hấp, tuần hoàn, khí dung adrenalin (nếu có phù thanh môn gây suy hô hấp cấp) hoặc tiêm (dưới da, tĩnh mạch) nếu có biểu hiện như sốc phản vệ cộng thêm với các thuốc đường tĩnh mạch khác như methylprednisolon đồng thời theo dõi bệnh nhân hết sức chặt chẽ. Sau khi bệnh nhân đã ổn sẽ chuyển sang dùng các thuốc theo đường uống cho tới khi hết các triệu chứng.

Cần giữ ấm cơ thể

Người bị dị ứng do lạnh nên tránh đi ra ngoài trời lạnh hoặc chú ý mặc ấm, khăn quàng bịt mặt hoặt đeo khẩu trang dày khi phải ra ngoài để tránh hít thở không khí quá lạnh; nên tránh tiếp xúc hoặc ăn uống những đồ lạnh quá như nước đá, bia lạnh; những người có sở thích bơi lội nên tránh đi bơi hoặc bơi tại các bể bơi trong nhà hoặc nước đã được sưởi ấm. 

Tất cả những người có tiền sử đã bị hoặc có nguy cơ bị dị ứng do lạnh nên được tư vấn bởi những thầy thuốc chuyên khoa dị ứng để tự chủ động phòng ngừa và xử trí khi có biểu hiện dị ứng xảy ra do lạnh. Ở những người thường xuyên bị dị ứng do lạnh, có thể uống thuốc kháng dự phòng ngay trước khi phải làm việc hoặc đi vào vùng có nhiệt độ thấp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

BỆNH VẨY NẾN CÓ BỊ LÂY KHÔNG ?

Ai dễ mắc, có di truyền? Bệnh vảy nến biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ có giới hạn rõ và đóng vảy. Khi đè lên thì màu đỏ này biến mất. Các mảng đỏ từ vài cm đến hàng chục cm, có phủ vảy màu trắng đục mà khi cạo ra thì nó rớt vụn giống như sáp đèn cầy. Các thương tổn này được phân bổ đối xứng ở rìa chân tóc, da đầu, cùi chỏ, đầu gối, vùng xương cụt. Bệnh không đau, có thể có ngứa với mức độ ít nhiều tùy theo từng người >> B ệnh v ẩy n ến c ó b ị l ây kh ông ? Bệnh vẩy nến Trong trường hợp nặng, bệnh có thể gây hư móng, đau khớp, biến dạng khớp, nổi mủ từng vùng hoặc toàn thân và làm cả người bị đỏ da không hồi phục. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi (từ trẻ sơ sinh đến các cụ già với tỷ lệ nam và nữ ngang nhau). Bệnh này có tính di truyền, nếu trong gia đình chỉ có hoặc cha hoặc mẹ bị thì khoảng 8% con sẽ mắc bệnh, còn nếu cả cha và mẹ cùng bị vảy nến thì tần suất các con mắc bệnh là 41%. Bệnh không lây, nhưng chữa không hết Yếu tố miễn dịch được cho là nguyên nh

KINH NGHIỆM CỦA NGƯỜI TỪNG CHỮA VẨY NẾN

Phương thuốc quý chữa vẩy nến ,á sừng cần được lưu giữ Sau nhiều đêm suy nghĩ trăn trở tôi đi đến một quyết định quan trọng là kể lại hành trình đi chữa vẩy nến và cơ duyên đến với bài thuốc cổ phương thần hiệu của dòng họ Nguyễn.Nghĩ lại những ngày tháng khó khăn cực nhọc trên hành trình chữa bệnh tôi quyết định vượt qua tất cả những lời đàm tiếu dị nghị để đem đến cho mọi người một cơ hội chữa khỏi căn bệnh quái gở này. Viện da liễu Trung ương - nơi tôi khởi đầu hành trình chữa bệnh  Năm 25 tuổi sau khi sinh cháu thứ nhất tôi phát hiện trên da mình có nhiều hiện tượng lạ.Những đốm màu nâu nhạt cứ dần xuất hiện trên da chân,tay,bụng và lưng kèm theo đó là cảm giác hơi ngứa.Nghĩ mình vừa trải qua thời kì sinh nở do nội tiết thay đổi nên việc xuất hiện một vài hiện tượng trên da cũng là chuyện bình thường.Tình hình có vẻ không như tôi suy nghĩ,những vết màu nâu nhạt này mọc càng dầy hơn và nhanh hơn với màu trở nên hồng hơn khiến cho tôi không thể không lo lắng

TRÀ XANH HỖ TRỢ TRỊ BỆNH VẨY NẾN RẤT TỐT

Các nhà khoa học trường đại học Georgia đã phát hiện ra rằng trà xanh có thể chữa những bệnh về da như gàu, b ệnh vảy nến hay bệnh lupus. >> Thuốc tốt nhất trị b ệnh vẩy nến Tinh chất trà xanh hòa với nước sẽ giúp làm chậm sự phát triển các triệu chứng của bệnh vẩy nến. Trà xanh là loại thuốc tốt Trà xanh cũng làm chậm sự sản xuất các tế bào da bằng cách điều chỉnh lại hoạt động của enzyme caspase 14, caspase 14 có liên quan đến quá trình tái tạo da. Đối với vẩy nến và một số bệnh về da khác, tế bào da thường sinh sôi nảy nở một cách không kiểm soát được, làm cho da dày hơn, xù xì và giống như vảy cá. Vì vậy, các nhà khoa học khuyên rằng việc tắm bằng nước trà xanh có thể giúp chữa được những bệnh về da, rất an toàn và không tốn kém. 1.Trà xanh chứa ít caffeine Mặc dù trà xanh có chứa caffeine, nó vẫn chứa ít hơn nhiều hơn so với cà phê và trà đen. Điều này có nghĩa là nó sẽ không gây ra tác dụng tương tự như cà phê và trà đen như: buồn nôn, mất ngủ h