Chuyển đến nội dung chính

ĐIỀU TRỊ BỆNH VẢY NẾN NHƯ THẾ NÀO

GiadinhNet - TS Trần Văn Tiến, Phó Viện trưởng Viện Da liễu Quốc gia cho hay, một trong những yếu tố gây ra bệnh vẩy nến da đầu chính là căng thẳng thần kinh (stress).
TS Tiến đưa ra 5 cách nhận biết và những lời khuyên hữu ích trong việc phòng chống khi mắc bệnh vẩy nến da đầu.

ĐIỀU TRỊ BỆNH VẢY NẾN NHƯ THẾ NÀO
Bệnh nhân vảy nến da đầu đang điều trị
tại Bệnh viện Da liễu TƯ.
1. Theo một điều tra của Viện Da liễu TƯ, bệnh vẩy nến da đầu chiếm tới 60% số bệnh nhân điều trị nội trú và thường phát triển mạnh vào mùa đông. Tuy chưa có nghiên cứu nào khẳng định rõ nguyên nhân, nhưng điều tra tiền sử bệnh án cho thấy, nguyên nhân gây nên bệnh có nhiều yếu tố như: Cơ địa nhạy cảm với bệnh vẩy nến liên quan đến gene, bệnh lý toàn thân, gan mật, chuyển hóa, stress tinh thần, rối loạn đáp ứng miễn dịch cơ thể...
Trẻ em cũng mắc

Tại buổi họp báo về "Thách thức trong điều trị bệnh vẩy nến da đầu" tại Hà Nội, Giáo sư Thomas Luger, Chủ tịch Hội Da của Đức cho biết, hiện nay bệnh vẩy nến da đầu xuất hiện ở cả trẻ nhỏ. Bệnh phát triển mạnh vào mùa đông và do tiếp xúc với tia cực tím nhiều.

Cũng theo Giáo sư Thomas, những yếu tố như môi trường ô nhiễm, không khí quá khô, bệnh liên quan đến thần kinh (stress, lo lắng) sẽ là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển nhanh.

2. Bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở vùng da đầu và vùng bị tỳ đè, khu trú một vùng hoặc rải rác nhiều nơi, có khi khắp toàn thân, thường có tính chất đối xứng.

Tổn thương cơ bản của vảy nến là đỏ - vảy. Người bệnh thấy xuất hiện các đám mảng đỏ kích thước khác nhau, từ vài milimet đến vài centimet, có khi hàng chục centimet (các mảng lớn cố thủ ở một vài vị trí), giới hạn rõ, hơi gồ cao, nền cứng cộm. Có khi vảy trắng choán gần hết nền đỏ, chỉ còn lại viền đỏ xung quanh rộng hơn lớp vảy. Vảy màu trắng đục bóng như màu nến trắng. Vảy nhiều tầng, nhiều lớp, dễ bong, khi cạo vụn ra như bột trắng, như phấn, như vết nến rơi lả tả. Vảy tái tạo rất nhanh, bong lớp này thì lớp khác lại đùn lên, số lượng nhiều.
3. Người bệnh cảm thấy ngứa ít hoặc nhiều, thường ngứa nhiều ở giai đoạn đang tiến triển. Một số người bệnh không ngứa mà chỉ có cảm giác vướng víu, ảnh hưởng thẩm mỹ.

Có thể gặp tổn thương móng, bản móng có hố lõm nhỏ, hay có các đường kẻ theo chiều dọc. Có khi móng dòn vụn, dày ở bờ, 10 móng cùng bị một lúc. Vảy nến ở da đầu thường là các đám mảng đỏ, nền cộm, bề mặt phủ vảy trắng, thường mọc lấn ra trán thành một viền gọi là vành vảy nến. Tóc vẫn mọc xuyên qua tổn thương. Vùng sau tai đỏ, có vết nứt, có khi xuất tiết, dễ nhầm với viêm da đầu...

4. Vảy nến là bệnh lành tính, trừ một số thể nặng như vảy nến thể khớp, vảy nến đỏ da toàn thân. Việc điều trị bệnh vảy nến còn nhiều nan giải. Rất nhiều loại thuốc, nhiều phương pháp được đưa ra song chưa có loại nào chữa bệnh khỏi hẳn, chỉ tạm đỡ, sau một thời gian lại tái phát. Điều trị bệnh này chủ yếu là "làm sạch" tổn thương nhanh chóng và kéo dài thời gian tái phát.

5. Khi bị mắc bệnh vảy nến, bệnh nhân cần gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn cụ thể, dùng thuốc theo chỉ định, tránh những tác dụng phụ của thuốc. Bệnh nhân tránh căng thẳng thần kinh, sinh hoạt điều độ, hạn chế chất kích thích (rượu, cà phê...) và xác định tư tưởng "chung sống hòa bình" với bệnh. Hiện nay có rất nhiều thuốc Đông y do người bệnh tự ý mua về sử dụng đã gây ra những biến chứng toàn thân. Khi sử dụng bất cứ loại thuốc gì cần được sự cho phép của bác sĩ chuyên ngành, tránh những tổn thương đáng tiếc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

BỆNH VẨY NẾN CÓ BỊ LÂY KHÔNG ?

Ai dễ mắc, có di truyền? Bệnh vảy nến biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ có giới hạn rõ và đóng vảy. Khi đè lên thì màu đỏ này biến mất. Các mảng đỏ từ vài cm đến hàng chục cm, có phủ vảy màu trắng đục mà khi cạo ra thì nó rớt vụn giống như sáp đèn cầy. Các thương tổn này được phân bổ đối xứng ở rìa chân tóc, da đầu, cùi chỏ, đầu gối, vùng xương cụt. Bệnh không đau, có thể có ngứa với mức độ ít nhiều tùy theo từng người >> B ệnh v ẩy n ến c ó b ị l ây kh ông ? Bệnh vẩy nến Trong trường hợp nặng, bệnh có thể gây hư móng, đau khớp, biến dạng khớp, nổi mủ từng vùng hoặc toàn thân và làm cả người bị đỏ da không hồi phục. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi (từ trẻ sơ sinh đến các cụ già với tỷ lệ nam và nữ ngang nhau). Bệnh này có tính di truyền, nếu trong gia đình chỉ có hoặc cha hoặc mẹ bị thì khoảng 8% con sẽ mắc bệnh, còn nếu cả cha và mẹ cùng bị vảy nến thì tần suất các con mắc bệnh là 41%. Bệnh không lây, nhưng chữa không hết Yếu tố miễn dịch được cho là nguyên nh

KINH NGHIỆM CỦA NGƯỜI TỪNG CHỮA VẨY NẾN

Phương thuốc quý chữa vẩy nến ,á sừng cần được lưu giữ Sau nhiều đêm suy nghĩ trăn trở tôi đi đến một quyết định quan trọng là kể lại hành trình đi chữa vẩy nến và cơ duyên đến với bài thuốc cổ phương thần hiệu của dòng họ Nguyễn.Nghĩ lại những ngày tháng khó khăn cực nhọc trên hành trình chữa bệnh tôi quyết định vượt qua tất cả những lời đàm tiếu dị nghị để đem đến cho mọi người một cơ hội chữa khỏi căn bệnh quái gở này. Viện da liễu Trung ương - nơi tôi khởi đầu hành trình chữa bệnh  Năm 25 tuổi sau khi sinh cháu thứ nhất tôi phát hiện trên da mình có nhiều hiện tượng lạ.Những đốm màu nâu nhạt cứ dần xuất hiện trên da chân,tay,bụng và lưng kèm theo đó là cảm giác hơi ngứa.Nghĩ mình vừa trải qua thời kì sinh nở do nội tiết thay đổi nên việc xuất hiện một vài hiện tượng trên da cũng là chuyện bình thường.Tình hình có vẻ không như tôi suy nghĩ,những vết màu nâu nhạt này mọc càng dầy hơn và nhanh hơn với màu trở nên hồng hơn khiến cho tôi không thể không lo lắng

TRÀ XANH HỖ TRỢ TRỊ BỆNH VẨY NẾN RẤT TỐT

Các nhà khoa học trường đại học Georgia đã phát hiện ra rằng trà xanh có thể chữa những bệnh về da như gàu, b ệnh vảy nến hay bệnh lupus. >> Thuốc tốt nhất trị b ệnh vẩy nến Tinh chất trà xanh hòa với nước sẽ giúp làm chậm sự phát triển các triệu chứng của bệnh vẩy nến. Trà xanh là loại thuốc tốt Trà xanh cũng làm chậm sự sản xuất các tế bào da bằng cách điều chỉnh lại hoạt động của enzyme caspase 14, caspase 14 có liên quan đến quá trình tái tạo da. Đối với vẩy nến và một số bệnh về da khác, tế bào da thường sinh sôi nảy nở một cách không kiểm soát được, làm cho da dày hơn, xù xì và giống như vảy cá. Vì vậy, các nhà khoa học khuyên rằng việc tắm bằng nước trà xanh có thể giúp chữa được những bệnh về da, rất an toàn và không tốn kém. 1.Trà xanh chứa ít caffeine Mặc dù trà xanh có chứa caffeine, nó vẫn chứa ít hơn nhiều hơn so với cà phê và trà đen. Điều này có nghĩa là nó sẽ không gây ra tác dụng tương tự như cà phê và trà đen như: buồn nôn, mất ngủ h